Mắt Hoàn Mỹ - Tổng quan Điều trị Tật khúc xạ

Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu đối với người dưới 50 tuổi. Theo đó, thống kê của Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam vào năm 2015 cho thấy có tới 15 – 40% người Việt Nam mắc tật khúc xạ (khoảng từ 14 đến 36 triệu người).

  • Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nguyên nhân của cận thị chưa được xác thực nhưng theo các bác sĩ nhãn khoa thì cận thị thường do tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tính cũng như các công việc khiến mắt phải điều tiết nhiều. Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố dẫn đến cận thị.
  • Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ.
  • Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có nhìn bình thường đối với những mục tiêu cự ly xa, song không rõ những mục tiêu cự ly gần.
  • Lão thị là một tật khúc xạ trong đó tình trạng mắt giảm khả năng nhìn gần xảy ra do tuổi tác. Đa phần những người từ 40 tuổi bắt đầu nhận thấy những ảnh hưởng của tật lão thị và cảm thấy khó khăn khi đọc những dòng chữ nhỏ ở khoảng cách gần, chẳng hạn như tin nhắn trên điện thoại…

Tật khúc xạ khiến bệnh nhân nhìn mờ, mỏi mắt, co quắp mi ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ và chất lượng cuộc sống. Một số loại tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác, mất sự phối hợp thị giác 2 mắt dẫn đến nhược thị một mắt. Cận thị nặng có thể gây biến chứng bong võng mạc dẫn đến mù loà.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hiệu quả đế chữa trị các tật khúc xạ:

  • Đeo kính điều chỉnh, kính áp tròng.
  • Điều trị bằng kính Ortho-K.
  • Sử dụng tia laser trong phẫu thuật điều trị tật khúc xạ.

Tật khúc xạ khó có thể ngăn ngừa được nhưng việc chuẩn đoán và điều trị có thể thực hiện được một cách dễ dàng bằng các phương pháp trên. Nếu điều trị kịp thời và thực hiện đúng với sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa, tật khúc xạ sẽ không cản trở thị giác của bạn. Hiện nay, chỉ có phẫu thuật mới có thể khử đi hoàn toàn độ khúc xạ, giúp bệnh nhân có một tầm nhìn tốt hơn mà không bị phụ thuộc vào kính.

Có rất nhiều các phương pháp phẫu thuật điều trị khúc xạ, có thể kể đến như:

  • Lasik Excimer
  • Femto Lasik
  • Relex Smile
  • Công nghệ hỗ trợ UP
  • Công nghệ Presbyond
  • Phakic ICL
  • Phaco
  • PRK
  • Smart SURFACE
  • EPI Lasik

Trong đó, các phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất vì độ an toàn – hiện đại là các phương pháp như Lasik Excimer, Femto Lasik và Relex Smile và công nghệ hỗ trợ UP (CRS Master).

Hầu hết các đối tượng trên 18 tuổi đều có thể thực hiện phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, với những lưu ý quan trọng như sau: người có độ cận ổn định (độ cận không thay đổi quá 0.25-0.5 đi-ốp trong vòng 6 tháng gần nhất) và giác mạc đủ dày. Đồng thời không được kèm theo các bệnh lý chống chỉ định khác (như bị bệnh tiểu đường, bà mẹ đang mang thai, cho con bú…) thì mới đủ điều kiện để mổ cận.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị Tật khúc xạ hiện nay đều an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn, thị lực được phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân có thể quay lại với sinh hoạt và công việc hằng ngày. Tuy nhiên để biết được thích hợp với phương pháp nào, bệnh nhân phải trải qua quá trình khám tiền phẫu chuyên sâu kéo dài khoảng 2 tiếng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ lời dặn của Bác sĩ về cách chăm sóc mắt đúng cách sau phẫu thuật để giữ mắt và thị lực luôn ở trạng thái tốt nhất.

Các dịch vụ thuộc Điều trị Tật khúc xạ

UP

RELEX SMILE

FEMTO LASIK

LASIK EXCIMER

PHAKIC ICL

PRK