Mắt Hoàn Mỹ - Tổng quan Điều trị Cườm khô – Cườm nước

1. Cườm khô – Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm sau mống mắt (tròng đen của mắt) bên trong nhãn cầu. Thủy tinh thể là một phần rất quan trọng của hệ thống quan học mắt, cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn. Nói cách khác, thủy tinh thể tương tự như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim, giúp chúng ta nhìn rõ sự vật hơn.

Mắt được gọi là mắc bệnh đục thủy tinh thể khi thủy tinh thể bị mất đi tính trong suốt vốn có của nó, dân gian hay gọi là cườm khô. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể, có thể do tuổi tác, chấn thương, ảnh hưởng bệnh lý toàn thận, dùng thuốc có corticoid … Khi thủy tinh thể bị đục thì thị lực của người bệnh sẽ giảm đi ít nhiều. Mức độ suy giảm tùy thuộc vào thủy tinh thể bị đục nhiều hay ít, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Sự mờ đục này ngăn cản các tia sáng lọt qua, vì thế võng mạc của người bệnh không nhận được hình ảnh vào mắt làm thị lực giảm dần theo thời gian.

2. Cườm nước – Glaucoma

Glaucoma – căn bệnh thứ hai dẫn đến nguy cơ mù mắt cao nhất hiện nay nếu không được chuẩn đoán chính xác và kịp thời. Bệnh thường do tình trạng áp lực ở trong mắt tăng cao, gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến tổn hại thần kinh thị giác, thị trường thu hẹp, thị lực giảm, mất thị lực không hồi phục.

Để phát hiện bệnh sớm và kịp thời bệnh nhân cần đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra nhãn áp. Khi kiểm tra bác sĩ sẽ nhỏ thuốc tê và một loại thuốc nhuộm sau đó sử dụng dụng cụ đo nhãn áp được áp vào mắt và mức độ lực được xác định dưới sự hỗ trợ của ánh sáng xanh coban. Thử nghiệm này có thể giúp Bác sĩ chuẩn đoán tăng áp lực bên trong mắt, một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp góc mở. Các bác sĩ cũng đo độ dày giác mạc, vì nó ảnh hưởng đến chỉ số áp lực trong mắt.

Các dịch vụ thuộc Điều trị Cườm khô – Cườm nước

Cườm nước – Glaucoma

Cườm khô – Đục thủy tinh thể